Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian. Nếu làm móng không tốt sẽ dẫn đến các trường hợp nhà bị lún, nghiêng, nứt gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình, vì vậy bạn nên tìm hiểu kĩ các loại móng để lựa chọn loại phù hợp nhất với ngôi nhà của mình. Bạn hãy tham khảo bài viết phân biệt các loại móng nhà, cách lựa chọn móng nhà phù hợp nhất của Greenhouse Việt Nam để biết thêm chi tiết nhé.

CÁC LOẠI MÓNG NHÀ THÔNG DỤNG HIỆN NAY

Móng công trình có nhiều loại, tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như thiết kế nhà phố hay thiết kế biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu).

Có 5 loại móng nhà được xây dựng phổ biến hiện nay là:

  • Móng tự nhiên
  • Móng băng
  • Móng đơn
  • Móng bè
  • Móng cọc

thi công trọn gói biệt thự tân cổ điển 3 tầng

Móng nhà là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi công trình

Xem thêm: Học chuyên gia 7 cách lấy sáng cho nhà ống hiệu quả, thông thoáng nhất

1. MÓNG TỰ NHIÊN

Là các loại móng đã được hình thành sẵn trong tự nhiên mà không cần phải tác động, đào bới, gia cố và bản thân nó đã đủ khả năng chịu lực cho công trình. Thường thì các loại móng này có được do công trình năm trên địa điểm có đất cứng, rắn chắc hoặc các loại công trình đơn sơ (nhà tranh, nhà lá, cầu khỉ cầu tre…) không phải chịu nhiều tải trọng.

2. MÓNG BĂNG

Đây là loại theo 1 khối dài liên kết với nhau (theo hình chữ thập). Móng băng thường gặp trong các kết cấu tường chịu lực, móng làm việc dạng một dải dài, chịu tải trọng từ tường truyền xuống. Loại móng này thường được dùng khi tải trọng công trình do toàn bộ hệ tường chịu, chẳng hạn như trong các công trình cổ dùng tường chịu lực.

Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

Các loại móng xây nhà, tư vấn lựa chọn móng xây nhà phù hợp

Móng băng sử dụng cho công trình dùng tường chịu lực

3. MÓNG ĐƠN

Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu… Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là dạng móng nhà tiết kiệm nhất.

Các loại móng xây nhà, tư vấn lựa chọn móng xây nhà phù hợp

Móng đơn là dạng móng nhà đơn giản và tiết kiệm nhất

Xem thêm: 8 bí quyết sơn tường nhà đẹp, bền và tiết kiệm chi phí nhất gia chủ nên biết

4. MÓNG BÈ

Móng bè thường được dùng trong công trình có tầng hầm. Toàn bộ sàn hầm làm việc như móng; tải trọng công trình được phân bố đồng đều trên toàn bộ diện tích đáy móng. Gọi là móng bè vì công trình giống như một chiếc thuyền đang trội trên đại dương nền đất. Móng bè được dùng khi đất nền yếu, vì vậy mà tải trọng công trình cần phải phân bố trên một diện tích lớn hơn.

Các loại móng xây nhà, tư vấn lựa chọn móng xây nhà phù hợp

Móng bè thường dùng cho các công trình có tầng hầm

5. MÓNG CỌC

Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

Các loại móng xây nhà, tư vấn lựa chọn móng xây nhà phù hợp

Móng cọc dùng cho các công trình xây trên nền đất yếu

Móng cọc được dùng trong các trường hợp lớp đất bề mặt yếu, không dùng để chịu tải trọng công trình, vì thế tải trọng này cần đi qua lớp đất yếu để truyền vào lớp đất hoặc đá bên dưới có khả năng chịu lực. Hoặc do tải trọng công trình lớn và tập trung cục bộ như nhà cao tầng, chung cư, cao ốc…vv…

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN LOẠI MÓNG NHÀ

Tùy thuộc vào từng địa hình, dạng công trình nào sẽ dùng loại móng nhà phù hợp. Điều đó thuộc về trách nhiệm của các kỹ sư, sau khi tính toán sẽ đưa ra quyết định chọn 1 loại móng an toàn thích hợp nhất. Tuy nhiên các chủ đầu tư cũng nên có những kiến thức cơ bản để biết được loại móng nhà tốt, phù hợp với công trình mình đầu tư xây dựng.

TẢI TRỌNG CÔNG TRÌNH

Yếu tố đầu tiên cần xét đến chính là tải trọng công trình truyền xuống móng. Tải trọng này là tổ hợp của tĩnh tải và hoạt tải tác động lên công trình. Giá trị tải trọng tùy thuộc vào loại kết cấu, số tầng nhà và loại vật liệu sử dụng. Số tầng nhà càng nhiều, tải trọng càng tăng.

Lựa chọn vật liệu xây dựng công trình chẳng hạn như bê tông cốt thép hoặc kết cấu thép cũng có tác động lên nền móng. Các công trình bê tông cốt thép có tải trọng xuống móng lớn hơn so với kết cấu thép. Dựa trên sức chịu tải của đất và độ lớn tải trọng mà chúng ta xác định loại kết cấu nền móng cũng như diện tích đáy móng.

thi công trọn gói biệt thự cổ điển 4 tầng bắc giang

Công trình biệt thự 4-5 tầng sẽ cần lựa chọn loại móng chịu tải tốt hơn nhà phố nhỏ 2-3 tầng

Xem thêm: Quy trình thi công trần thạch cao chìm, trần thạch cao thả chuẩn đẹp

ĐẶC ĐIỂM ĐẤT NỀN

Đất là hỗn hợp của các phần tử rắn, nước và khí. Có nhiều loại đất như đất sét hoặc đất có tính trương nở, đất cát hay đất rời v.v. Lớp đất gần cao độ nền gọi là lớp đất mặt và dưới cao độ 300mm gọi là lớp đất sâu. Thường thì lớp đất sâu dùng làm đáy móng cho các công trình nhỏ.

Tuy nhiên, khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm lớp đất, cao độ mực nước ngầm, loại đất, chiều dày lớp đất và khả năng chịu tải của đất theo độ sâu, nhằm phục vụ cho các công trình lớn.

Độ lún dài hạn của móng trong đất cát có thể xảy ra thậm chí trước khi công trình được thi công hoàn thành. Đất có tính sét có thể giữ nước trong thời gian dài và vì vậy mà quá trình lún của nền sẽ diễn ra rất chậm, có khi đến hàng năm, đồng thời do lượng nước khá lớn trong loại đất này mà độ lún nền sẽ lớn.

Khảo sát địa chất là cần thiết khi tải trọng công trình lớn và sức chịu tải của đất nền không thể ước tính được từ đặc điểm loại đất tại địa điểm xây dựng công trình.

ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU MÓNG CÔNG TRÌNH LÂN CẬN

Việc lựa chọn phương án nền móng công trình có thể dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm tương tự. Dựa vào đặc điểm làm việc của các công trình ấy sẽ có thêm cơ sở cho các giải pháp nền móng của công trình dự kiến.

Từ những yếu tố ảnh hưởng này có thể thấy việc lựa chọn móng xây nhà sẽ dựa trên đặc điểm cụ thể của từng mảnh đất, từng công trình. Các chủ đầu tư khi có ý định xây dựng nhà ở, chung cư hay khách sạn…vv thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, kiến trúc sư giàu kinh nghiệm để lựa chọn được loại móng nhà phù hợp nhất, đảm bảo độ bền và tuổi thọ lâu dài cho công trình.

Công ty thiết kế biệt thự Pháp Greenhouse Việt Nam tự hào là công ty thiết kế kiến trúc, thi công trọn gói với 15 năm kinh nghiệm cùng uy tín hàng đầu. Nếu các quý khách hàng có thắc mắc, khó khăn, hãy liên hệ tới Hotline: 0948.932.555 để được giải đáp và tư vấn miễn phí.